Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Thảo Luận Nhà Nước & Pháp Lật Phần III Một Số Nghành Luật Cơ Bản

Câu 1: Lấy ví dụ về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành Luật: Hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân-gia đình:
·         Luật Hành chính: Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính Nhà Nước
-          Quản lý NN là hoạt động quản lý được thực hiện bởi các cơ quan NN.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đến Ủy ban nhân dân xã B làm giấy khai sinh cho con.
Quan hệ này do Luật Hành chính điều chỉnh vì việc đăng ký khai sinh là hoạt động QLHH-NN đây là hoạt động chấp hành điều hành.
·         Luật Dân Sự: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
-          Luật Dân sự bao gồm các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội tài sản và quan hệ nhân thân nẩy sinh trên cơ sở bình đẳng, độc lập và tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó
-          Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đến Ủy ban nhân dân xã B làm giấy ủy quyền tài sản cho con.
·         Luật Kinh Tế: Là một ngành luật bao gồm các QPPL điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ:  Công ty cổ phần B kí kết hợp đồng bán lô thuốc Tây cho Ông Nguyễn Văn A Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn A. Đây là quan hệ được điều chỉnh bởi Luật Kinh tế.
·        Luật Hôn Nhân-Gia Đình: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các QPPL do các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân- gia đình.
·        Ví Dụ:
        




Câu 2: Lấy ví dụ về 01 vi phạm hành chính và 01 ví dụ về tội phạm (vi phạm hình sự), phân tích các yếu tố cấu thành của các hành vi của các vi phạm trên. Qua đó hãy cho biết sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm.
·        Ví dụ vi phạm Hành chính:
Chị: Nguyễn Thị A, sinh năm 1980(có đủ năng lực trách nhiệm  hành chính), điều khiển xe máy vượt đèn đỏ bị công an giao thông giữ lại xử phạt hành chính 150 nghìn đồng.
      
Phân tích dấu hiệu pháp lý của vi phạm này :
+ Về mặt Chủ thể: Là cá nhân Nguyễn Thị A, sinh năm 1980 có năng lực trách nhiệm Hành chính, đã thực hiện hành vi vi phạm hàng chính là điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
Vi phạm của A chính là hành vi lái xe vượt đèn đỏ.
+ Về mặt khách thể :Là hành vi vượt đèn đỏ của A vi phạm những quy tắc xử sự, những quy định trong luật giao thông đường bộ , rằng người điều tham gia giao thông không được điều khiển xe vượt đèn đỏ.
+ Về mặt khách quan : hành vi của A là điều khiển  xe máy vượt đèn đỏ, có thể gây tai nạn cho những người cùng tham giao thông.
+ về mặt chủ quan : hành vi của A là cố ý vượt đèn đỏ, với động cơ rút ngắn thời gian đi lại nhằm mục đích cá nhân.

* Tội Phạm:
- Điều 8 bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000 đã định nghĩa tội phạm như sau: 
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có trách nhiệm, năng lực hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến chế độ chính trị chế độ kinh tế nền văn hóa quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội quyền lợi ích hợp pháp của Tổ quốc xâm hại tính mạng, sức khỏi danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
+ Các yếu tố cấu thành tội phạm: gồm mặt khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể:
    Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh 1980 (có đủ năng lực trách nhiệm HS) đã có mưu thuẩn với Nguyễn Văn B từ trước, ngày 01/01/2014 A nhậu say và cầm dao đến nhà B, thấy B đang ngồi xem tivi A xong vào dùng dao đâm B trọng thương, tỉ lệ thương tích là 26%.
- Về mặt chủ thể : Theo tình huốn Trên thì Nguyễn Văn A là chủ thể của tội phạm có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi phạm tội là dùng dao đâm B trọng thương tật 26%.
- Về mặt khách thể: Là nhân thân (tính mạng, sức khỏe) của B được luật HS điều chỉnh và bảo vệ đã bị A xăm phạm.
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi trái pháp luật của A là dùng dao đâm B
+ Mối nhân quả hành vi. là hành vi của A làm tổn hại đến sức khỏe của B làm cho B bị thương tật 26% .
-Về mặt chủ quan:
+ Động cơ, A và B đã có mưu thuẩn trước
+ Lỗi cố ý vì A đã chủ động mang dao từ nhà mình đến nhà B xong vào nhà đâm B
-          Như vậy với những dấu hiệu trên Nguyễn Văn A đã vi phạm pháp luật với tội danh cố ý gây thương tích

  • Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm:
-         Giống nhau:
+ Quan hệ xã hội bị xâm hại
+ Là hành vi trái pháp luật
+ Về mặt khách quan
+ Về mặt chủ quan
-          Khác nhau:

Vi phạm hành chính
Tội phạm
- Chủ thể rộng:
- Chủ thể hẹp
-Trái PL hành chính
-Trái PL Hình sự
- Cá nhân, tổ chức
- Cá nhân
-Hành vi ít nguy hiểm
-Hành vi nguy hiểm
-Do nhiều cơ quan, tồ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý
-Chỉ có TAND mới có quyền hạn xử lý.
-Xử lý theo thủ tục hành chính
-Xử lý theo trình tự, thủ tục tố tụng
-xử phạt hình chính
-Truy cứu trách nhiệm hình sự




Câu 3: Lấy ví dụ về hợp đồng dân sự và phân tích các điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực:
Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (điều 388 BLDS).
Ví dụ: Ngày 01/01/2014, Ông Nguyễn Văn A sinh năm 1992, là sinh viên của trường Đại học công nghiệp TP-HCM thuê nhà của Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1970, là cán bộ của UBND Xã C. Hai bên giao kết hợp đồng bằng văn bản. Trong hợp đồng có các nội dung sau:
-Diện tích nhà: 25 m2
-Giá cho thuê: 1.200.000 đ/tháng
-Về thanh toán: A thuê nhà của Bà B 01 tháng với giá 1.200.000 đ, trả tiền thuê vào này 15 tây hàng tháng, tiền nước và tiền điện sinh hoạt A tự thanh toán với Công ty cấp nước và điện lực TP-HCM.
- Hộp đồng lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
- bên cho thêu ký tên ghi rõ họ tên, bên thuê ký tên, ghi rõ họ tên
- Mỗi bên giữ 01 bản.
(Đây là hình thức HĐ văn bản viết)
* Điều kiện để hợp đồng văn bản viết có hiệu lực theo BLDS năm 2005:
+ Các bên giao kết phải tự nguyện.
+Người giao kết HĐ có năng lực hành vi dân sự,
+Nội dung HĐ không vi phạm điều cấm,
+Mỗi bên giữ 01 bản

- Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện : trong ví dụ trên Nguyễn Văn A và Bà Nguyễn Thị B giao kết hợp đồng là hoàn toàn tự nguyện về việc thuê ngôi nhà trên.
- Người giao kết có năng lực hành vi dân sự : Trong ví dụ trên Ông Nguyễn Văn A sinh năm 1992, là sinh viên của trường Đại học công nghiệp TP-HCM, 22 tuổi và Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1970, là cán bộ của UBND Xã C, 44 Tuổi Cả hai người đều có đủ năng lực hành vi dân sự.
 - Nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm Pháp luật, không trái đạo đức xã hội : trong ví dụ trên, nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm Pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
 - Trong trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức hợp đồng cũng là điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng : Theo ví dụ trên, hình thức Hợp đồng là văn bản viết vì vậy HĐ có hiệu lực từ sau khi hai bên ký tên đồng ý thuê và cho thuê
            Như vậy, phân tích 4 điều kiện có hiệu lực pháp lí của một Hợp đồng dân sự, ta thấy hợp đồng trên đã thỏa mãn điều kiện của hợp đồng có hiệu lực nên ta khẳng định : Hợp đồng trên là hợp đồng dân sự có hiệu lực.

Câu 4: Tự lấy ví dụ về một trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó ?
Ví dụ: Ngày 01/01/2014 Tùng mượn xe của Sơn và rủ Tuấn đi Vũng Tàu chơi. Do Tuấn có bằng lái  xe A1 nên Tùng đã giao xe cho Tuấn lái. Trên đường đi đến đoạn ngã ba Vũng Tàu thì có 1 em bé bất ngờ băng ngang qua đường cách đầu xe của Tùng chừng 10 m. Tùng phải lách xe ngang qua trái đường . cùng lúc đó có xe tải do Lanh lái lưu thông chiều ngược lại, do bất ngờ nên không kiệp thắng nên tông vào xe của Tùng làm Tùng và Tuấn bị thương, chiếc xe mượn của sơn cũng bị hỏng nặng. Qua điều tra được biết xe của Tùng và Lanh điều chạy đúng phần đường và trong giới hạn vận tóc cho phép.
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
 Vậy trường hợp trên Lanh phải bồi thường thiệt hại chiếc xe cho Sơn.
Phân tích: Điều kiện để bồi thường thiệt hại: Vì Lanh là Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi.

Câu 5: Bài tập về thừa kế : Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu đồng. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005, bà B chết vì tai nạn giao thông.
Căn cứ vào Quy định của Pháp luật về thừa kế, anh (chị) hãy phân chia di sản của bà B trong những trường hợp sau :
 a. Trường hợp 1 : Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 50 triệu, cho quỹ từ thiện 50 triệu.
 b. Trường hợp 2 : Trước khi chết, bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu, cho quỹ từ thiện 200 triệu.
Chia tài sản:
a.      Trường hợp 1:
Tài sản thời kỳ Hôn nhân mà bà B được là:
600tr /2= 300 tr + 180tr tài sản riên = 480tr
-Theo di chúc hợp pháp bà B cho M = 50tr, cho từ thiện (X)=50tr
Vậy: 480tr - 50tr - 50tr = 380tr
Như vậy TS chưa định đoạt còn lại là 380tr, số TS này sẽ được chia theo hàng thừa kế chưa định đoạt: A = C = D = E;
Ø  380/4 = 95 tr .
Mà theo quy định hàng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được PL bảo vệ (vì dưới 18 tuồi không có nguồn thu ) gồm: A = C =  D = 2/3 trên tổng số TS; 2/3 x (480: 4) = 120tr  x 2/3 = 80 tr. vậy. vậy 80 tr là số tiền PL phải bảo vệ cho A.C,D. Do số tiền chia theo hàng thừa kế thứ I cao hơn 80tr  nên A,D,C,E sẽ được chia là 95tr mỗi người
Đáp án: C = D = E = 95tr
A = 395tr
M = 50 tr
X = 50 tr
b.      Trường hợp 2:
Tài sản thời kỳ Hôn nhân mà bà B được là:
600tr /2= 300 tr + 180tr tài sản riên = 480tr
-Theo di chúc hợp pháp bà B cho M = 100tr, cho từ thiện (X)=200tr
Vậy: 480tr - 100tr - 200tr = 180tr
Như vậy TS chưa định đoạ: A = C = D = E = 180 : 4 = 45tr
- Mà theo quy định hàng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được PL bảo vệ (vì dưới 18 tuổi không có nguồn thu ) gồm: A = C =  D = 2/3 trên tổng số TS; 2/3 x (480: 4) = 120tr  x 2/3 = 80 tr. vậy 80 tr là số tiền PL phải bảo vệ cho A.C,D
Trường hợp này phải chia cho A,C,D phần TS được PL vảo vệ là: 80tr chứ không chia theo TS chưa định đoạt cho A,C,D
Như vậy: A = C = D = 240tr  + E = 240tr  + 45tr = 285tr
Ø  480tr – 285 tr = 195 tr là số tiền còn trong di chúc phải chia cho M và X
Ø  M = 1/3 của 195tr  = 195: 3 = 65tr
Ø  X = 2/3 của 195tr = 130tr
Đáp án: D = E = 80tr
A = 380tr
M = 65tr
X = 130tr

Câu 6: Phân tích khái niệm tham nhũng, tác hại của tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng theu quy định của Luật phòng chống Tham nhũng – 2006. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn.

KN: Tham nhũng là hành vi của người có chức có quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo khoản 3, Điều 1, của bộ luật PCTN là người có chức vụ, quyền hạn bao gồm :
“a) Cán bộ công chức, viên chức;
 b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
 c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Trên cơ sở khái niệm hành vi tham nhũng và khái niệm người có chức vụ, quyền hạn nêu trên, Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể 12 loại hành vi tham nhũng, bao gồm:
 -  Tham ô tài sản.
 -  Nhận hối lộ.
 -  Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
 -  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
 - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
 -  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
 - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
 - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
 -  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
 - Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
 -  Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
 - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
    Trong 12 loại hành vi tham nhũng nêu trên, thì có 7 loại hành vi đầu đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (từ Điều 278 đến Điều 284), 5 loại hành vi sau là những hành vi đã phát sinh trong xã hội và đang trở nên phổ biến, cần được quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý.
2. Tác hại của tham nhũng :
- Gây tác hại rất lớn về tài sản cùa nhà nước, của tập thể và của nhân dân.
- Ảnh hưởng đến cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
- Cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Làm thay đổi, đảo lộn chuẩn mực đạo đức xh làm xói mòn giá trị đạo đức tốt đẹp có tính truyền thống của dân tộc.
- Làm mất lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, làm mất niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, đối với NN, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
3. Phòng ngừa tham nhũng
-  Phòng ngừa tham nhũng được coi là yếu tố quan trọng, mang tính chiến lược, quyết định hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định một hệ thống các biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng và có thể coi đây là nội dung quan trọng nhất của Luật.
- Công khai, minh bạch hoá hoạt động của bộ máy nhà nước:   Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng trong hệ thống các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng đã dành nhiều quy định cho công khai, minh bạch, vấn đề công khai, minh bạch đã được đề cập một cách toàn diện, chi tiết và có tính khả thi. Nói cách khác, công khai, minh bạch đã được " cơ chế hoá" trong đạo luật này.
-  Xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
- Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức
- Việc tặng quà và nhận quà tặng
-Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- Minh bạch tài sản của cán bộ, công chức

-Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét