Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Thảo Luận Môn Quốc Phòng An Ninh Lần I

Câu 1: Phân tích mục tiêu chung của Chiến lược bảo vệ tổ quốc.
KN: Chiến Lược Bảo vệ Tổ Quốc là mưu lược xác định mục tiêu, quy tụ lực lượng và lựu chọn giải pháp có tính khả thi, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ Quốc phòng an ninh để bảo vệ vững chắc tổ quốc.
1.     Mục tiêu:
a.     Mục tiêu chung:
-          Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
-          Bảo vệ Đảng Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN.
-          Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-          Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
-          Bảo vệ an ninh chính trị, Tật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam.
-          Giữ vững ổng định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
b.     Phân tích mục tiêu:
-          Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc là mục tiêu hàng đầu của Đảng, của toàn dân, từ thời cha ông ta mục tiêu đó cũng đã thể hiện một cách nhất quán qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại sâm. Không dừng ở đó khi đất nước ta đã độc lập thống nhất đất nước thì mục tiêu trên càng trở nên quan trọng. Bởi lể Đảng ta, nhân dân ta vì mục tiêu đó mà đã đổ biết bao nhiêu xương máu vì vậy có thể khẳng định những mục tiêu trên là sự sống còn của Đất nước.

Câu 2: Phân tích quang điểm chỉ đạo của Đảng trong Chiến lược bảo vệ tổ quốc:
Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI họp từ
ngày 30 tháng 9 đến ngày 09 tháng 10 năm 2013 đã bàn nhiều vấn đề quan trọng
của đất nước. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết mới về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Đây là bước cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong
bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường; tình hình trong nước bên cạnh những thuận lợi vẫn còn không ít khó khăn, thách thức mới.
Trong "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", Ban Chấp hànhTrung ương Đảng đã đề ra nhiều nội dung rất quan trọng về mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp làm cơ sở chỉ đạo cho các cấp, các
ngành tổ chức quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đảng được nêu trong Nghị quyết này.
     Một là: Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Với quan điểm này, Đảng ta tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh. Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh từ trung ương đến cơ sở, mọi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh diễn ra ở đâu, thời điểm nào đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng cũng xác định các yếu tố tạo thành nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đó là vai trò vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
     Hai là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển k inh tế, xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước. Đồng thời, luôn nêu cao cảnh giác, đánh bại mọi âm mưu, hành động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, khô ng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Quan điểm này xác định rõ trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào vẫn không thay đổi mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn . Bảo vệ Tổ quốc phải đi liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Lợi ích cao nhất củ a đất nước ta trong giai
đoạn hiện nay là đảm bảo hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, xã hội. Tất cả mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong bối cảnh hiện nay đều phải phục vụ cho lợi ích này.
     Ba là: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi từ bên ngoài; nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại .
    Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nhiệm vụ này là điều kiện cho nhiệm vụ kia phát triển và ngược lại. Bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay, cần phát huy sức mạnh của dân tộc được kết tinh trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống yêu nước, tinh thần anh dũng, sự sáng tạo, mềm dẽo... của nhân dân ta. Tạo dựng cho được sức mạnh từ bên trong và xem yếu tố nội lực là quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc hiện nay của chúng ta cũng phải luôn chú ý khai thác yếu tố
thời đại và những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài. Đó là dư luận của nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ của các dân tộc cho một trật tự thế giới bình đẳng, dân chủ, hợp tác và phát triển. Đó còn là sự ủng hộ của các nước cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
     Bốn là: Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.
    Bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới cần phải có sức mạnh tổng hợp của tất cả các lĩnh vực, bởi lẽ mỗi lĩnh vực đều có đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của đất nước. Bảo vệ Tổ quốc hiện nay cần huy động sự tham gia đông đảo
của mọi người, phải đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam trong và ngoài nước. Có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như vậy chúng ta sẽ thành công trong sư nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Để có sức mạnh bảo vệ Tổ quốc còn cần phải xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân phù hợp với tình hình hiện nay. Đó là xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế - xã
hội, khoa học – công nghệ, tiềm lực quân sự - an ninh. Đồng thời sắp xếp, bố trí, huấn luyện để toàn dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
     Năm là: Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế; kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, gia tăng hợp tác.
    Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay cần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng. Đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì mộ t nước Việt Nam XHCN giàu mạnh.
     Sáu là: Chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẩn đến những đột biến bất ngờ.
Đẩy mạnh lực lượng an ninh nhân dân nhằm sớm ngăn chặn những phần tử phá hoại bên trong. Kiên quyết đập tan những âm mưu phái hoại từ trong trứng nước để đảm bảo vững chắc An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng đúng mức đến công tác phòng ngừa. Đó là phải làm tốt công tác nắm tình hình, phát hiện và khắc phục kịp thời những sở hở, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý trên tất cả các lĩnh vực, trong những vấn đề mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng và dễ dàng lợi dụng. Kiên quyết không để hình thành các tổ chức đối lập dưới bất kỳ hình thức nào.
Câu 3: Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo sự nghiệp QPAN.
1.     Đảng cộng sản VN lãnh đạo sự nghiệp QPAN là một tất yếu khách quan”:
-          Tiếp tục kế thừa quy định tại điều 4 của hiến pháp năm 1992 hiến pháp tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta.
-          Quốc phòng an ninh là công cuộc giữ nước, gồm tổng thể hoạt động  đối nội, đối ngoại của nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp, toàn diện, trong đó sức mạnh quân sự là đặt trưng, Lực lượng vũ trang làm nòng cốt .
2.     Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp QPAN:
a.     Lãnh đạo tuyệt đối:
-          Lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặc: Đảng lãnh đạo sự nghiệp QPAN bằng hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở.
+  Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ Đảng viên nhằm phát huy tính trách nhiệp, tính tiên phong gương mẫu.
 + Tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
-         Đảng lãnh đạo hệ thống chính quyền từ trung ương đến cơ sở. thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối quan điểm QPAN của Đảng thành hiến pháp, luật pháp và hệ thống chính sách.
-         Lãnh đạo hoạt động quản lý điều hành công tác QPAN ở các cấp, ngành và địa phương trong thời bình cũng như thời chiến.
-         Đảng lãnh đạo Mật trận và các đoàn thể: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ QPAN
b.     Đảng lãnh đạo công tác QPAN ở các bộ ngành và địa phương:
-          Địa phương, Bộ ngành là nơi trực tiếp cụ thể hóa và thực hiện các quan điểm đường lối, quy định pháp luật của nhà nước về QPAN.
-          Là nơi trực tiếp phối hợp công tác QPAN của địa phương với các bộ ngành, cơ quan tạo nên sức mạnh QPAN.
-          Là nơi trực tiếp tiến hành xây dựng cũng cố QPAN.

Câu 4: Phân tích nội dung chủ yếu của sự lãnh đạo của Đảng  đối với công tác QPAN:
a.     Đảng lãng đạo công tác giáo dục QPAN toàn dân.
-         Kết hợp phát triễn kT – XH – VH với QPAN
-          Xây dựng khu vực phòng thủ, dây dựng lực lượng bộ đội địa phương, các trung đoàn Dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
-          Xây dựng bảo vệ tiềm lực QPAN, xây dựng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
-          Thực hiện các nhiệm vụ QPAN trong thời bình, thời chiến và công tác phòng thủ dân sự, tiến hành công tác tuyển quân.
-          Lãnh đạo việc bảo vệ ngân sách đối với sự nghiệp QPAN.
-          Thực hiện chính sách địa phương quân đội, các chính sách xã hội.
-          Cấp ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý điều hành theo pháp luật.
-          Các ban ngành đoàn thể CTXH làm công tác tham mưu theo chúc năng.
-          Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự chỉ huy thống nhất các lực lượng, thuộc quyền.
-          Trong quá trình thực hiện chức năng của mình các thành viên nêu trên phải giải quyết các mối quan hệ với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao của công tác QPAN.
b.     Đảng lãnh đạo quân đội và Công an:
-          Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Sự lãnh đạo của Đảng được tập trung, thống nhất vào Ban chấp hành W mà trực tiếp thường  xuyên là Bộ chính trị, Ban bí thư quyết định những vấn đề lien quan đến nhân sự
-          Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
-          Cụ thể hóa một số chức danh vai trò chỉ đạo của Đảng đối với Quân đội.
-          Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặc đối với Quân đội, Công an nhân dân.
-          Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Quân đội, Công an.
-          Đảng không chia, không nhường quyền lãnh đạo này cho bất kỳ một tổ chức, một lực lượng, một cá nhân nào.
-          Đảng lãnh đạo Quân đội về chính trị tử tưởng, tổ chức.
-          Lãnh đạo mọi mặc, mọi công tác, mọi nhiệm vụ của quân đội, Công an.

-          Lãnh đạo quân đội, công an trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét