Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Đề cương thảo luận Môn Xây dựng Đảng lần I

Câu 1. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào Việt Nam, đề ra những nội dung cơ bản về xây dựng Đảng trong Điều lệ Đảng Đại hội XI như thế nào? Có những điểm nào sáng tạo?
A.   Chủ đề:
-          Điều lệ đảng, Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
B.   Trọng tâm:
1.     nội dung về xây dựng Đảng tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
2.    Điểm sáng tạo
C.   Dàn ý:
1.     Nội dung về xây dựng Đảng tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
-         Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
-         Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
-          Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
-         Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
-         Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
-         Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
-          Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
·        Quan điểm của ĐCSVN về Đảng:
-      Tăng cường XD đảng về chính trị: kiên định chủ nghĩa Mac Lênin, tư tưởng HCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa Xã hội.
-      Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận.
-      Rèn luyện phẩm chất đạo đức Cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
-      Tiếp tục đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy của đảng và hệ thống chính trị.
-      Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên.
-      Đổi mới công tác can bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
-      Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát.
-      Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng.
 Xem thêm tập.
1.     Điểm sáng tạo:
·        Điểm sáng tạo:
Ngây khi sự ra đời của ĐCS-VN đã là một điểm sáng tạo đọc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. Đó là thể hiện điều kiện ra đời của đảng phải phù hợp với quy luật phát triển. xuất phát từ hoàn cảnh khách quan của đất nước ta là một nước nông nghiệp là chủ yếu, g/c công nhân chưa thật sự sớn mạnh, số lượng còn hạn chế. Vì vậy Đảng ta đã sát định không chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, “mà còn “đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. đây là điểm sáng tạo mà chỉ có thể là ĐCS-VN, quan điểm trên nói lên ĐCS-VN là đảng của nhân dân vì nhân dân. Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. “Xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh” đây là điểm then chốt, là tiền đề để của một xã hội, xã hội chủ nghĩa, một xã hội không có người bốc lột người. Đảng ta không những vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng mà còn phát triễn tư tưởng một cách rõ nét hơn về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
 Về hệ tư tưởng của đảng, vừa lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đảng còn vận dụng sức mạnh, truyền thống yêu nước  quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. “Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”, nguyện vọng của nhân dân cũng chính là mục tiêu của đảng ta chính vì vậy mà tư tưởng của đảng về xây dựng đảng họp lòng dân được nhân dân tin tưởng.
-         Nguyên tắc tổ chức hoạt động của đảng vừa lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình,mà còn đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. nguyên tắc tổ chức của đảng không những hoạt động theo “Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng” mà nguyên tắc đó còn phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng ta muốn khẳng định ngoài cương lĩnh, điều lệ đảng mọi hoạt động của đảng còn phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân chính là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. bởi lẻ hiến pháp là nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân lập nên, pháp luật là ý chí của nhân dân.
-         Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc..
-         Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
-         Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

Câu 2. Vì sao Đảng ta lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng? Liên hệ việc thực hiện 6 nội dung của nguyên tắc trong Điều lệ Đảng ở Chi bộ (Đảng bộ) đơn vị mình?
A.   Chủ đề:
-          Điều lệ đảng, Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
B.   Trọng tâm:
-          Nguyên tắc tập trung dân chủ tại điều 9 chương II, Điều lệ Đảng, Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
-          Liên hệ việc thực hiện 6 nội dung của nguyên tắc trong Điều lệ Đảng ở Chi bộ (Đảng bộ) đơn vị mình?
C.   Dàn ý:
-      Đây là nguyên tắc cơ bản nhất chi phối tất cả các nguyên tắc khác trong Xây dựng đảng.
-  Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
·        Phân tích 6 Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên. 
*  Liên hệ việc thực hiện 6 nội dung của nguyên tắc trong Điều lệ Đảng ở Chi bộ (Đảng bộ) đơn vị mình?
1.  Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:
-    Đại hội chi bộ bầu cấp ủy gồm:
+ Bí thư chi bộ
+ phó bí thư chi bộ
+ Chi ủy viên (vì chi bộ có dưới 30 ĐV nên chỉ có 01 chi ủy viên)
-         Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:
+ Cấp ủy lãnh đạo chi bộ.
+ Cá nhân phụ trách Bí thư chi bộ
+ Cá nhân phụ trách phó bí thư chi bộ
+ Cá nhân phụ trách Chi ủy viên
+ Đảng viên được phân công như: giúp đỏ quần chúng phát triển đảng, giúp đở hộ nghèo trên địa bàn, chi bộ, vượt nghèo vvv.
2       Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội Chi bộ cơ quan quan lãnh đạo là cấp ủy.
2.     Họp chi bộ, nhận xét đảng viên
3.     - Học nghị quyết Trung ương đảng
-         Biểu quyết nghị quyết của chi bộ Thiểu số phục tùng đa số
-         Chấp hành sự điều động của Chi bộ
4.       Nghị quyết của Chi bộ chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong chi bộ tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
5.     Chi bộ  quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
·        Nêu Ưu điểm, khuyết điểm của chi bộ

Câu 3. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền được thể hiện như thế nào? Tại đơn vị anh (chị) tổ chức đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị như thế nào?
A.    Chủ đề:
-          ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢNG CẦM QUYỀN
B.     Trọng tâm:
-          ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN CẦM QUYỀN
-          Liên hệ tổ chức đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị tại Chi bộ (
C.    Dàn ý:
Quốc tế 3 năm 1919 kết thúc Mác và ăng nghen là hai người đầu tiên thành lập liên đoàn cộng sản, gắn với tổ chức này là tuyên ngôn ĐCS.
Có 03 giai đoạn phát triển
-         Giai đoạn 1: Thời kỳ Mác và Ăng nghen hình thành học thuyết về xây dựng học thuyết về chính đảng cầm quyền  của G/c CN là đảng chính trị độc lập của giai cấp, từ khi có học thuyết của mác với tác phẩm tuyên ngôn ĐCS 1848 cho đến khi ăng nghen qua đời  gắn với 03 tổ chức cộng sản đó là:  liên đoàn Cộng sản 1947, quốc tế I 1864 và quốc tế II 1889
-         Giai đoạn 2: Lê nin bảo vệ và phát triển CN Mác hình thành học thuyết về xây dựng đảng kiểu mới đó là ĐCS của gccn gắn với 02 tổ chức do Lê nin sáng lập Đảng Bônxêvít nga 1973 và quốc năm 1924
-         Giai đoạn 3: Từ sau Lê nin, học thuyết về đảng của CN Mac-Lê nin được các ĐCS trên thế giới  vận dụng xây dựng các ĐCS cho riên mình đến năm 2014 (trả lời 02 nội dung phần sau là chính).
1.     KN Đảng cầm quyền
Chỉ một đảng hoặc liên minh giữa các đảng, giữ vai trò lãnh đạo chính quyền, quản lý, điều hành đất nước, để thực hiện mục tiêu của giai cấp đó
Đảng Cộng sản cầm quyền là khái niệm chỉ thời kỳ đảng đã nắm được chính quyền và sử dụng chính quyền đó như một công cụ của giai cấp, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của giai cấp.
2.     Vị trí vai trò của Đảng cầm quyền
Đảng là lãnh tụ chính trị của GCCN. Khi chưa có chính quyền và khi đã trở thành Đảng cầm quyền, vị trí, vai trò của Đảng không hề thay đổi, mà trách nhiệm của Đảng lại càng nặng nề hơn.
 - Khi có chính quyền, xây dựng CNXH, Đảng không chỉ là đội tiền phong chính trị của giai cấp công nhân, mà còn là đội tiền phong của nhân dân lao động và dân tộc; đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.
 - Đảng là bộ phận của HTCT XHCN và là hạt nhân lãnh đạo HTCT ấy.
 - Do mục tiêu, đặc điểm của cách mạng vô sản, ĐCS là người duy nhất lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH. Đó là tất yếu của cách mạng XHCN
- Đối với cách mạng Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng CSVN là tất yếu lịch sử, không có lực lượng nào có thể thay thế.
    Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCNVN ghi:
  “Đảng CSVN- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
3.     Phương Thức Lãnh đạo
a.     Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng
Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống các phương pháp, hình thức mà Đảng vân dụng để tác động vào các lực lượng,các tổ chức nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung lãnh đạo.
b.    Nội dung lãnh đạo của Đảng
Với tư cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, sự lãnh đạo của Đảng là định hướng chính trị trên các lĩnh vực và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã xác định.
  - Đảng đề ra Cương lĩnh, đường lối, chiến lược, chính sách lớn trên các lĩnh vực.
  - Lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức trong HTCT, thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng của từng tổ chức.
 - Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức, bao gồm xây dựng Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể vững mạnh
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
 - Đảng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
C. Phương thức lãnh đạo của Đảng.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XI của Đảng, tr.88-89)
- Một là, Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nguyên tắc giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước; xử lý các vấn đề cụ thể, nhưng có ý nghĩa chính trị quan trọng, những vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế.
   Riêng lĩnh vực QP-AN, đối ngoại Đảng kiên trì nguyên tắc lãnh đạo tuyệt dối, trực tiếp về mọi mặt.
 - Hai là, Đảng lãnh đạo Nhà nước, các đoàn thể thể chế hóa, cụ thể hóa thành Hiến pháp, pháp luật, chương trình, mục tiêu, kế hoạch, nhằm biến đường lối của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống
  - Ba là, Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ, nhằm xây dựng bộ máy Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh.
  - Bốn là, Đảng kết hợp lãnh đạo thông qua hệ thống tổ chức đảng các cấp với phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên, nhất là những đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp.
  - Năm là, Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước, các đoàn thể thông qua các cấp ủy đảng, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng. Đồng thời, Đảng lãnh đạo công tác thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

* Liên Hệ Đơn Vị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét