Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Đề Cương Môn Dân Vận

Câu 1: Trình bày vị trí, tầm quan trọng của công tác Dân vận đối với tổ chức cơ sở Đảng?
Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 15/10/1949, Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Bác đã chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, giải thích dân vận là gì, ai có trách nhiệm làm dân vận và phương pháp làm dân vận như thế nào.
         Người đưa ra khái niệm: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Từ quan điểm của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh:
       - Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng: mọi thắng lợi của các triều đại phong kiến trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước là do các triều đại này đã “lấy dân làm gốc”, biết dựa vào dân và biết phát huy sức mạnh của nhân dân.
Triều đại nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã làm rõ hơn tầm quan trọng của việc “lấy dân làm gốc”. Ông cho rằng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông muốn thắng lợi thì phải “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, ông lại nghĩ đến thực hành chính sách “khoan thư sức dân để làm kế bền gốc rễ, đó là thượng sách giữ nước”.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân người khẳng định:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Góc có vững cây mới bền ,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
“Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Công tác DV của đảng ta trong giai đoạn hiện nay là cực kỳ quan trọng. Đảng ta khẳng định công tác DV là công tác quyết định cho thành công trong quá trình quá độ lên XHCN.
DV là đường lối chiến lược, nhiệm vụ chiến lược, là phương pháp CM của Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi tìm lực trong nhân dân để thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn CM.
DV là lĩnh vực hoạt động rộng  lớn liên quan đến mọi người, mọi lĩnh vực hoạt động khác trong đời sống VH.
Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam, là một trong những nhân tố góp phần hình thành các nhiệm vụ cách mạng, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. 
       Trong giai đoạn hiện nay công tác dân vận vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cấp thiết đối với sự nghiệp đổi mới đất nước. Để phát huy vai trò lãnh đạo và thực thi quyền lực chính trị của Đảng, công tác dân vận cần quán triệt và thực hiện tốt những nội dung sau: 
        1. Truyền bá Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Để góp phần làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh hơn, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo, phát huy trí tuệ và sức mạnh của dân tộc thì vai trò của công tác dân vận trong việc truyền bá hệ tư tưởng của Đảng trong nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng.
2. Phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân
 Công tác dân vận không chỉ là sự "tuyên truyền", "vận động "…mà công tác dân vận còn nhằm phát huy các sáng kiến, sáng tạo từ phía quần chúng nhân dân, "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra" [Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 tr 295]. 
3. Tạo nên sự đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩy tính tích cực chính trị của nhân dân
Công tác dân vận có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra sự động thuận xã hội. Bởi vì: Trong công tác dân vận Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng "dân là chủ", "dân làm chủ", vì vậy, trong quá trình hoạt động đội ngũ làm công tác dân vận phải làm cho các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng, các nhóm trong xã hội xác định được vai trò của mình trong đời sống chính trị. 
Muốn nhân dân đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩy tính tích cực chính trị của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của họ. Phải lấy lợi ích thiết thân của người lao động làm cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách, xây dựng và phát triển đất nước, bởi vì lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau, là động lực thúc đẩy mọi hành động của nhân dân.
 Khi nhân dân đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ thì sẽ tạo được sự tự giác trong thực hiện, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chính sách đúng, cơ chế phù hợp còn là yếu tố quan trọng của Nhà nước, của cơ quan chính quyền trong việc phục vụ nhân dân và phát huy sức mạnh toàn dân.
“Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ”.
Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rằng: “Việc đó là lợi ích cho họ, là nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.
Điểm thứ hai là, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên tổ chức toàn dân ra thi hành”.
Điểm thứ ba là, trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Điểm thứ tư là, khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm phê bình khen thưởng”.
Quy trình và phương thức dân vận nêu trên chính là tiền đề của phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà Đảng ta khái quát sau này.
Thông qua công tác dân vận giúp người dân biết tìm ra những tương đồng chung, biết gác lại những khác biệt và hành động trên cơ sở những tương đồng chung ấy. Đó chính là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, là yếu tố cơ bản để phát huy nội lực của đất nước./.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa 4 quan điểm của Nghị quyết 8B khóa VI về Đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân?
          Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 15/10/1949, Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Bác đã chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, giải thích dân vận là gì, ai có trách nhiệm làm dân vận và phương pháp làm dân vận như thế nào.
         Người đưa ra khái niệm "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Từ quan điểm của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta khẳng định:
        Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

      Để khẳng định vai trò vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận tại Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW (khóa VI) ngày 7/3/1990 đã nêu ra 4 quan điểm cơ bản về công tác Dân vận là:
- Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân cần được quán triệt sâu sắc hơn nữa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặt quan điểm này lên vị trí hàng đầu, Đảng ta muốn khẳng định lại nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Kế thừa và phát triển tư tưởng “dân là gốc” của cha ông ta, Đảng nhấn mạnh đến vấn đề lực lượng và phương pháp cách mạng phải luôn dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân để tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Quán triệt, vận dụng quan điểm Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân cần được quán triệt sâu sắc hơn nữa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần :
Luôn lấy mục tiêu vì hạnh phúc của ND làm trọng trách CM-XHCN không có mục tiêu nào khác ngoài việc thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dân tộc độc lập, nhân dân tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chế độ ta là chế độ do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng do đó phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của ND, cần khắc phục đồng thời phê phán một số xu hướng lệch lạc đã trở nên trầm trọng, phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, như bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân, không tôn trọng nhân dân.
      Để thực hiện quan điểm chỉ đạo nói trên, cần thấu hiểu và thực hiện bằng được tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “việc gì có ích cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”, nghiêm khắc phê phán mọi biểu hiện quan liêu, xa rời nhân dân, vi phạm quyền dân làm chủ của nhân.
      - Động lực thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
 Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng. Có như vậy mới phát huy được khả năng sáng tạo phong phú của quần chúng nhân dân, từ đó giải quyết tốt các lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Hiện nay, bên cạnh việc các đoàn thể chính trị - xã hội cần đa dạng hóa về tổ chức và hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên, cũng cần tiếp tục đa dạng hóa, phát triển thêm nhiều tổ chức xã hội rộng rãi theo nghề nghiệp, hiệp hội, theo nhu cầu, sở thích,...
       - Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác quần chúng, vì đây là công tác cơ bản của Đảng, gắn bó chặt chẽ với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng cũng khẳng định: công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị, thực hiện phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình. Có như vậy mới tập hợp được mọi lực lượng, đoàn kết được toàn dân, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn vì sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xem nhẹ công tác vận động quần chúng hoặc “khoán trắng” cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cần được phê phán, khắc phục triệt để.
Những quan điểm nói trên là một chỉnh thể thống nhất, toàn diện về công tác quần chúng của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Vấn đề trọng tâm có tính cơ bản và cấp bách mà Nghị quyết vạch ra là đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; tăng cường công tác quần chúng của bộ máy nhà nước; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng.
        Bốn quan điểm chỉ đạo này là sự tổng kết từ thực tiễn cách mạng nước ta vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc và mang tính chiến lược đối với công tác dân vận của Đảng trong những giai đoạn tiếp theo.
Thắm nhuần bốn quan điểm trên bản thân là Đảng viên luôn thực hiện nghiêm các quan điểm chủ trương của đảng.
Câu 3: “ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước”. Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh quan điểm trên. Liên hệ việc vận dụng vào thực tiễn tại cơ quan, đơn vị.
Theo quan niệm của CN Mac,Lê nin kế thừa thì dân chủ là một chế độ xã hội mà quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
 Theo nghĩa rộng thông thường nhất, dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ mọi mặt liên quan đến đời sống của mình. Dân chủ là dân làm chủ và quan niệm đó là thực thi quyền lực của dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân người khẳng định:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Góc có vững cây mới bền ,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Vì vậy, xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. 
Bản chất của dân chủ XHCN là chế độ bảo đảm quyền làm chủ thực tế của nhân  dân lao động trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị xã hội và tinh thần, phát huy tính tích cực sáng tạo của toàn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH bảo vệ tổ quốc XHCN thông qua nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt sau những năm đổi mới, thể hiện rất rõ và hết sức sinh động việc phát huy dân chủ, cũng như xây dựng nền dân chủ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quan niệm về dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ được xem xét trên nhiều khía cạnh: Dân chủ là chế độ chính trị; là giá trị; là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung đối với xã hội và dân chủ riêng đối với mỗi cá nhân; dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ XHCN còn phản ánh một bước chuyển từ thể chế chính trị dựa trên áp lực, tuân thủ mệnh lệnh sang thể chế hợp tác, đồng thuận, đầy trách nhiệm. Do vậy, với việc đưa dân chủ trở thành một mục tiêu của CNXH càng thể hiện rõ sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng ta. Phát huy dân chủ XHCN không những phát huy được tính tích cực, sự chủ động, tự giác của mỗi người trong xã hội, mà còn góp phần quan trọng giải phóng năng lực sáng tạo của con người. Bởi vậy, không phải đơn thuần trong mục tiêu xây dựng xã hội, Đảng ta đưa hai từ “dân chủ” lên trước hai từ “công bằng”. Điều này vừa khẳng định vai trò của dân chủ trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN, vừa thể hiện sự nhận thức và tư duy mới của Đảng; phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Các cơ chế và chính sách mới đã mở rộng quyền tự chủ và phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong sinh hoạt tư tưởng, người dân được tự do thảo luận nhiều vấn đề; sự thảo luận và đối thoại trong Quốc hội thẳng thắn, công khai; nhân dân được tham gia trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước như đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 2013. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng đã được nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi quyết định….Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các CQ dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp. 
Dân chủ là mục tiêu, là động lực của công cuộc đổi mới, là giải pháp có tính chiến lược để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một cách khái quát, thành tựu xây dựng nền dân chủ XHCN, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đang sống trong bầu không khí dân chủ, đoàn kết và hăng hái. Quyền làm chủ và không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng nâng cao thể hiện “ý Đảng hợp lòng dân”. Cả thế giới đánh giá cao về những thành tựu của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đánh giá cao về sự ''thay da đổi thịt'' đang diễn ra hằng ngày của mọi người dân, của mọi tầng lớp dân cư Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Câu 4: Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của quan điểm: “Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
          Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 15/10/1949, Bác Hồ đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật. Bác đã chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận, giải thích dân vận là gì, ai có trách nhiệm làm dân vận và phương pháp làm dân vận như thế nào.
         Người đưa ra khái niệm "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Từ quan điểm của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta khẳng định:
        Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Vai trò của Nhân Dân:
Chủ nghĩa Mac-Lê nin chứng minh một cách khoa khọc vai trò quyết định của nhân dân trong lịch sử. nhân dân chính là lực lượng SX cơ bản của xã hội. lực lượng đó bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng, là sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại.
Sức mạnh của đảng bắt nguồn từ mối lien hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Chỉ ai tắm mính trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ chính quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân người khẳng định:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Góc có vững cây mới bền ,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
 “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhằm tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện và động viên quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” và theo phương châm “tất cả hướng đến quần chúng nhân dân, phục vụ quần chúng nhân dân”.
Xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, ngày 03/6/2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu của công tác dân vận: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
quan điểm của Nghị quyết 8B khóa VI về Đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân
Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác quần chúng, vì đây là công tác cơ bản của Đảng, gắn bó chặt chẽ với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng cũng khẳng định: công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị, thực hiện phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình. Có như vậy mới tập hợp được mọi lực lượng, đoàn kết được toàn dân, tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn vì sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xem nhẹ công tác vận động quần chúng hoặc “khoán trắng” cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cần được phê phán, khắc phục triệt để.

Câu 5: Chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Ngày 15 tháng 10 năm 1949 trong tác phẩm “Dân vận” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết luận: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
         Người đưa ra khái niệm "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Từ quan điểm của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta khẳng định:
        Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Vai trò của Nhân Dân:
Chủ nghĩa Mac-Lê nin chứng minh một cách khoa khọc vai trò quyết định của nhân dân trong lịch sử. nhân dân chính là lực lượng SX cơ bản của xã hội. lực lượng đó bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng, là sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại.
Sức mạnh của đảng bắt nguồn từ mối lien hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Chỉ ai tắm mính trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ chính quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân người khẳng định:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Góc có vững cây mới bền ,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
 “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Công tác DV của đảng ta trong giai đoạn hiện nay là cực kỳ quan trọng. Đảng ta khẳng định công tác DV là công tác quyết định cho thành công trong quá trình quá độ lên XHCN.
DV là đường lối chiến lược, nhiệm vụ chiến lược, là phương pháp CM của Đảng nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi tìm lực trong nhân dân để thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn CM.
DV là lĩnh vực hoạt động rộng  lớn liên quan đến mọi người, mọi lĩnh vực hoạt động khác trong đời sống VH.
Trong 65 năm qua quán triệt tư tưởng “dân vận khéo”, “ tất cả vì lợi ích nhân dân” của Người, Đảng và nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở, các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể nhân dân đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm khơi dậy sức dân và chăm lo lợi ích hợp pháp và chính đáng cho nhân dân; sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Công cuộc đổi mới tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước đang được Đảng và Nhà nước ta đặt vào nhiệm vụ chiến lược hàng đầu với quan điểm: “CNH,HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế…”, “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước…tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “nói đi đôi với làm” là “dân vận khéo”, “Cần kiệm, liêm chính” là dân vận khéo; “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì hại đến dân thì hết sức tránh” là dân vận khéo; “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân” là dân vận khéo và Người đã dạy chúng ta “chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Dân vận khéo trái ngược với căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, quan liêu, cậy quyền, cậy thế, tư túng bè phái, kiêu ngạo, tham ô, lãng phí Quán triệt tư tưởng “dân vận khéo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay không có nghĩa là dừng lại ở những lời kêu gọi hô hào chung chung hay chạy ở vòng ngoài của cuộc sống mà phải đi thẳng vào cuộc sống của nhân dân để vận động xóa đói giảm nghèo, xóa tập tục, tệ nạn, chống quan liêu, xa hoa, lãng phí….
Dân vận khéo là một nghệ thuật linh hoạt, uyển chuyển cách tiến hành vận động phải phù hợp với đối tượng, không rập khuông máy móc. Cán bộn làm công tác dân vận phải biết lắng nghe, biết tuyên truyền thuyết phục sao cho người dân nghe theo mình nghe theo đảng.
Cần có kỷ năng tham mưu cho cấp trên, cho lãnh đạo đề ra đường lối chủ chương thích hợp cho tường thời điểm từng giai đoạn vận động nhất định. Có như vậy thì công tác dân vận mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Nói đến cuộc sống không thể không nói đến mối quan hệ giữa nhân dân với các chủ trương, chính sách của Nhà nước; người làm chính sách đến với nhân dân phải thực sự quán triệt tư tưởng dân vận khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng; chính sách phải phù hợp với đối tượng, điều kiện hoàn cảnh và khả năng thực thi cùng với sự công minh, liêm chính, trách nhiệm tận tụy của đội ngũ cán bộ thực sự là linh hồn của dân vận khéo.



Câu 6: Mở đầu bài báo Dân vận, Hồ Chí Minh viết:
“Nước ta là nước dân chủ.
  Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
  Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
   …Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
   Anh chị hãy phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm trên đối với công tác dân vận hiện nay?

- Dân chủ là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài Dân vận đăng trên báo sự thật (ngày 15-10-1949), trước khi bàn về nội dung, phương pháp dân vận, Người đã chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “ Nước ta là nước dân chủ” và đây cũng là mục tiêu phấn đấu suốt đời của Người để xây dựng một nhà nước tốt đẹp, trong đó người dân thực sự là chủ: “ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Chính từ cái cốt lõi: dân là gốc, dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết.; muốn Dân là gốc thì dân phải là chủ. Mất cái lõi “Dân là gốc” thì dân chủ sẽ trở thành vô nghĩa.
Bác từng viết.
Sức mạnh của đảng bắt nguồn từ mối lien hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Chỉ ai tắm mính trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ chính quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân người khẳng định:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
“Góc có vững cây mới bền ,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
 “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng, dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
         Người đưa ra khái niệm "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho".Đó là tập hợp và huy động cho được sức mạnh của toàn dân (mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng) vào các phong trào cách mạng.
Từ quan điểm của C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta khẳng định:
        Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng để nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua Nhà nước XHCN, các tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tư tưởng lấy dân làm gốc có thể nói  đây là điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng là điểm nhất quán trong tư duy cũng như trong hành động của Người. Và thực tế đã chứng minh đó là nguyên nhân quyết định mọi thành công trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Hợp lòng dân, phản ánh được ý chí và nguyện vọng của dân thì đường lối, nghị quyết của Đảng mới đi được vào cuộc sống, biến thành sức mạnh. Ngược lại, lúc nào những chủ trương, chính sách, kể cả giải pháp thực hiện đi ngược với lợi ích của dân, trái với nguyện vọng và ý chí của dân thì chắc chắn thất bại.
Thực tế đó chứng minh lời căn dặn của Bác : "Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành"*. Dựa vào dân, làm theo lợi ích của dân, đó là nguyên tắc bất di bất dịch trong chủ trương đường lối cũng như trong chỉ đạo thực hiện. Vì , như Bác đã chỉ rõ : "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra"*.
Như thế là trọng dân, tin dân, học dân, tổ chức và giáo dục để phát huy sức mạnh vô bờ của dân là điều nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động của Hồ Chí Minh, nhất quán trong hành trình tư tưởng của Hồ Chí Minh, là điều sáng rõ trong tư duy của Hồ Chí Minh. Toàn bộ quyền lực thì chỉ thuộc về dân, dân trao quyền đó cho Nhà nước mà Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Cần lưu ý rằng "cao nhất" chứ không phải "tất cả". "Tất cả" thì chỉ có ở Dân.
       - “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đầu của dân….” Đã cho thấy động lực thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của người dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của công dân.
     Trong công tác dân vận, đều quan trọng quyết là phải quan tâm đến lợi của người dân. Đó chính là động lực thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng quần chúng. Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi khách quan tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Đó là như lợi ích về vật chất và tinh thần như lợi ích kinh tế, cái ăn, cái mặc, học hành, đi lại, môi trường sống… Lợi ích có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nó là cơ sở để con người xác định mục tiêu, lý tưởng; là động lực để thúc đẩy hành động; những lợi ích chung là cơ sở tạo nên sự liên kết hoạt động chung của nhiều người thuộc nhiều cộng đồng khác nhau, nghề nghiệp khác nhau. Cách mạng muốn thắng lợi phải có chính Đảng lãnh đạo, phải có lý luận cách mạng và lực lượng cách mạng. Muốn có lực lượng cần phải biết thuyết phục, giáo dục và vận động đong đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhưng để quần chúng nhân dân có thể một lòng đi theo chính Đảng, cùng chính Đảng thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng thì họ cần phải thấy được quyền lợi của mình khi tham gia.
        - Nội dung quan điểm: Trong xã hội, nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp. Công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành công nếu trước hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân, từ đó kết hài hòa các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức của con người mới XHCN được tiến hành đi đôi với bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời khắc phục tư tưởng coi nhẹ lợi ích tập thể và xã hội, chỉ thấy quyền lợi mà quên nghĩa vụ công dân hoặc ngược lại.
Câu 7: Phân tích về phong cách cán bộ: “Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”. Quá trình công tác tại cơ sở, Anh (Chị) đã vận dụng thực hiện quan điểm trên vào thực tiễn công tác dân vận như thế nào?
Truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng: mọi thắng lợi của các triều đại phong kiến trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước là do các triều đại này đã “lấy dân làm gốc”, biết dựa vào dân và biết phát huy sức mạnh của nhân dân.
Triều đại nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã làm rõ hơn tầm quan trọng của việc “lấy dân làm gốc”. Ông cho rằng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông muốn thắng lợi thì phải “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, ông lại nghĩ đến thực hành chính sách “khoan thư sức dân để làm kế bền gốc rễ, đó là thượng sách giữ nước”.
Chủ nghĩa Mac-Lê nin chứng minh một cách khoa khọc vai trò quyết định của nhân dân trong lịch sử. nhân dân chính là lực lượng SX cơ bản của xã hội. lực lượng đó bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của các cuộc cách mạng, là sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại.
Sức mạnh của đảng bắt nguồn từ mối lien hệ mật thiết với nhân dân, từ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Chỉ ai tắm mính trong nguồn nước tươi mát của nhân dân thì mới chiến thắng và giữ chính quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy và luôn đánh giá cao vai trò, sức mạnh của nhân dân .
Bác viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân”. Người luôn căn dặn cán bộ đảng viên phải tin tưởng nhân dân, phải biết dựa vào nhân dân vì “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. “Nước phải lấy dân làm gốc… Gốc có vững thì cây mới bền… Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.
Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tư tưởng trọng dân được thể hiện không chỉ ở những trang sách lý luận bàn về dân, dân làm chủ, mà điểm chính yếu là người ta đã tìm thấy trong hoạt động thực tiễn của Người. Trọng dân, Người đến với dân. Trọng dân, Người gần gũi với các cụ già, trẻ thơ, thăm hỏi ân cần những người dân lương thiện, lao động cần cù, một nắng hai sương, an ủi họ, tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội sống tốt, sống khỏe, sống vì mình, vì người, vì cộng đồng của 54 dân tộc anh em.
Hồ Chí Minh nói nhiều đến lòng tin của người dân với Ðảng và Nhà nước, cụ thể là với những người lãnh đạo, quản lý. Người cho rằng, muốn được dân tin Ðảng, tin Nhà nước của mình, thì người lãnh đạo và quản lý, trước hết, phải dân chủ với dân, tôn trọng dân như tôn trọng chính bản thân mình. Không tôn trọng dân, không dân chủ với dân sẽ làm khoảng cách giữa Ðảng, Nhà nước với dân ngày một xa, làm cho lãnh đạo và người dân cách biệt nhau, xa rời nhau.


Câu 8: Nghị quyết Trung ương 8B - khoá VI đã xác định phương thức cơ bản của công tác dân vận là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đ/c đã thực hiện phương thức này trong thực tiễn công tác vận động nhân dân tại cơ sở như thế nào?
 “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ”.
Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rằng: “Việc đó là lợi ích cho họ, là nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”.
Điểm thứ hai là, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên tổ chức toàn dân ra thi hành”.
Điểm thứ ba là, trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Điểm thứ tư là, khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm phê bình khen thưởng”.
Quy trình và phương thức dân vận nêu trên chính là tiền đề của phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà Đảng ta khái quát sau này.

Để cho “dân biết” thì phải công khai, minh bạch các công việc, các kế hoạch, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể, cũng như các cơ quan, đơn vị. Dân phải được thông tin đầy đủ, đa chiều. Dân có quyền đòi hỏi được cung cấp thông tin về mọi mặt.
Để cho “dân bàn” thì các cơ quan, tổ chức và những người lãnh đạo phải gần dân, “mở lòng” với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân, thể hiện tinh thần ham học hỏi cầu tiến bộ.
Để cho “dân làm”, dân hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội, thì phải trên cơ sở “dân biết” và “dân bàn” thấu đáo. Hồ Chủ tịch thường dẫn ra câu nói nổi tiếng của nhân dân vùng Vĩnh Linh những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó vạn lần, dân liệu cũng xong”. Thực tế lịch sử đất nước mấy nghìn năm qua, nhất là từ ngày Đảng ta ra đời cho đến nay, trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt và đầy gian khổ, hy sinh, cũng như trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đã chứng minh hùng hồn chân lý giản dị mà cao sâu này.
Thực trạng của đất nước hiện nay, tuy đã thu được nhiều thành quả trong công cuộc đổi mới, nhưng đời sống của đa số nhân dân còn nhiều khó khăn; nạn tham nhũng còn trầm trọng; trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, rất đáng lo ngại; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn bị lạm dụng, bị “biến tướng”; cải cách hành chính còn ở mức thấp về tinh thần làm việc và trình độ nghiệp vụ của cán bộ-công chức, lại kém hiệu quả; công cuộc hội nhập quốc tế và bảo vệ biên cương còn nhiều thách thức. Do đó, chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải thực sự trở thành một chủ trương to lớn, một vấn đề to lớn, có tính chất nền tảng từ trong Cương lĩnh và từ đó phải được thể hiện cụ thể trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời được thực thi rộng khắp, có thực chất, để đạt những hiệu quả rõ rệt, tránh hình thức chủ nghĩa cá nhân.

Câu 9:  Phân tích quan điểm “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.”. Liên hệ việc thực hiện quan điểm này tại đơn vị.
      Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là sức mạnh nội lực của dân tộc ta được đúc rút và chứng minh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ xưa tới nay, với tư tưởng lấy dân làm gốc, khoan dung, hòa hợp, tinh thần đoàn kết, yêu nước, vị tha, nhân ái... làm trọng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành ngọn cờ đại nghĩa, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng địch họa. 
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước hiện nay, bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn còn nguyên giá trị. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Và một trong những phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta xác định là: “xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”. Chính vì thế, trong thời gian qua, mặc dù tình hình thế giới, khu vực có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp. Nhân dân ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cũng như khó khăn nội tại của kinh tế nước ta... Song, bằng bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, y tế, giáo dục... Điều này có tác động tích cực đến việc xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đánh giá kết quả này, Đảng ta khẳng định: “Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực...; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tích cực vào những thành tựu của đất nước”.

1 nhận xét: