Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Thảo Luận Môn Đường Lối Đối Ngoại Lần I

Câu 1:  Chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế.
1. Chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp.
Để bảo vệ lợi ích giai cấp trong quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước trước hết phải thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý tối ưu, xây dựng và bảo vệ chế độ phân phối, hưởng thụ có ưu thế cho giai cấp mà nhà nước là đại biểu.
2. Chức năng điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh:
Để điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh, trước hết phải điều chỉnh các quan hệ lao động sản xuất, đồng thời điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích.
+ Quan hệ lao động sản xuất:
+ Điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích.
3. Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế:
Nhà nước là nhân tố không thể thiếu được đối với mọi công dân làm kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng này có ý nghĩa lớn cho sự củng cố nhà nước,  tạo nên sự tin tưởng và biết ơn nhà nước trong lòng dân.
Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nhân trên các mặt như hỗ trợ công dân ý chí làm giàu; hỗ trợ về tri thức cho công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế; hỗ trợ về phương tiện sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nhân về môi trường kinh doanh.
Để hỗ trợ công dân về những mặt trên, Nhà nước phải tiến hành các hoạt động quản lý sau:
- Tuyên truyền giới thiệu giúp cho công dân biết được thế nào là cuộc sống giàu có, đầy đủ, sung sướng để từ đó gây dựng và nuôi chí làm giàu trong nhân dân.
- Xây dựng và ban hành đường lối chính trị, hệ thống pháp luật có tính khoa học và thực tiễn cao, đủ mức để công dân có cơ sở tin tưởng vào sự ổn định chế độ chính trị, pháp luật, xã hội, ở thái độ trước sau như một của nhà nước và cộng đồng đối với người biết làm giàu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân học tập để có đủ tri thức dựng nghiệp.
- Định hướng cho mọi hoạt động của doanh nhân.
- Cung cấp cho giới doanh nhân các thông tin kinh tế, khoa học và công nghệ, chính trị, quân sự trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mở ra các trung tâm hội tụ doanh nhân, các địa bàn xúc tác kinh tế.
- Đầu tư xây dựng hoặc chủ trì việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế phát triển, xây dựng lực lượng nòng cốt kinh tế.
- Nhà nước bảo vệ tài sản và tính mạng cho doanh nhân, phòng chống tội phạm hình sự, tiến hành các biện pháp phòng chống thiên tai, hạn chế tối đa các rủi ro, tai họa tự nhiên đối với doanh nhân.
4. Bổ sung cho thị trường những hàng hoá, dịch vụ khi cần thiết bằng các phương thức thích hợp:
Thực chất của chức năng này nhằm bổ sung cho tính hoàn hảo của kinh tế thị trường. Trong quan hệ hoàn hảo về cung-cầu của kinh tế thị trường mọi nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội đều được khu vực tư nhân đáp ứng, từ đó tạo ra lổ hổng về cung, bức xúc về cầu, làm nảy sinh ra vấn đề bổ sung. Như vậy bổ sung này là dùng 1 lực lượng ngoài hệ thống để tăng cường nội bộ khi nội bộ thiếu sót, chỉ có nhà nước là lực lượng tăng cường hữu hiệu và không thể thay thế.
Nhà nước xây dựng các doanh nghiệp nhà nước để trực tiếp cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho cộng động bằng phương thức trực tiếp, nhà nước sử dụng phương thức gián tiếp với việc đóng vai trò đại diện tiêu dùng thay mặt toàn xã hội để mua 1 số hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư trong và ngoài nước. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, thích ứng với từng lúc, từng nơi, từng loại hàng hóa, dịch vụ (khi nền kinh tế ở giai đoạn khởi phát, khả năng quản lý của nền hành chính quốc gia còn hạn chế- hình thức trực tiếp được trọng dụng; khi năng lực kinh tế của khu vực phát triển lên, khả năng quản lý xã hội của nhà nước vững vàng hơn - phương thức gián tiếp sẽ chiếm ưu thế).
5. Bảo vệ công sản và khai thác công sản như 1 công cụ quản lý:
Công sản là tài sản công, nhà nước là người quản lý và sử dụng, tuy nhiên nhà nước không trực tiếp mà giao ủy quyền trực tiếp quản lý và sử dụng. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm bảo vệ công sản đồng thời khai thác nguồn tài sản công.
        Khi giao quyền về quản lý trực tiếp và sử dụng chính người được giao quyền này có thể tham ô, lãng phí đồng thời có các nguy cơ tổn thất tự nhiên. Do vậy công sản cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà nước phải là người sử dụng công sản với tính chất như là 1 công cụ quản lý, phải làm cho kinh tế nhà nước thực sự là vũ khí lợi hại của nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng, quản lý xã hội nói chung.
Câu 2: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.
I. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
1. Kinh tế
2. Tăng trưởng
- là sự tăng thêm về quy mô sản lượng hàng hóa và dịch vụ , thường được tính trong một năm
- Có hai hình thức tăng trưởng: tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu.
- Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu
+ Ứng dụng tiến bộ KHKT
+ Sử dụng lao động có tay nghề cao
+ Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế

II. Các thước đo về tăng trưởng kinh tế
1. Các thước đo
- GDP (tổng sản phẩm nội địa): tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng (là sp có thể đem ra tiêu dùng hoặc xuất khẩu) được tạo ra trong một phạm vi lãnh thổ hoặc một quốc gia trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm
- GNP (tổng sản phẩm quốc dân) tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cuối cùng do nhân dân của một nước tạo ra bất kể công dân đó ở đâu.
III. Khái niệm về phát triển kinh tế
1. Khái niệm: Là sự tăng tiến toàn diện của nền kinh tế là sự kết hợp của tăng trưởng kinh tế cùng với sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về cấu trúc xã hội
+ Tăng trưởng kinh tế là hạt nhân, là cốt lõi của phát triển kinh tế

2. Các thước đo phát tiển kinh tế
- Chỉ số phát triển con người: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự phát triển toàn diện của con người do ngân hàng thế giới đề ra về sau được LHQ chấp nhận (gồm 3 chỉ số nhỏ). Viết tắt là HDI (Human Developmen Index)
→ Chỉ số HDI gồm 3 chỉ số:
+ Chỉ số về mức sống: thu nhập bình quân đầu người, tính bằng phương pháp so sánh sức mua tương đương (PPP)
+ Chỉ số về học vấn : số năm ngồi trên ghế nhà trường
+ Chỉ số sức khỏe: tính bằng tuổi thọ bình quân

- Chỉ số tiến bộ về cơ cấu kinh tế: tổng thể của những bộ phận hợp thành nền kinh tế, gồm có: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Một cơ cấu kinh tế tiến bộ là tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp đóng góp vào GDP ngày càng giảm, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ đóng góp vào GDP tăng.
+ Để đánh giá sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế dựa vào tiêu chuẩn 5M: (Money, Man power, Machine, Metarial, Market)           
- Chỉ số về sự tiến bộ của xã hội:
+ Chỉ số về giới tính
+ Số bác sỹ/1000 dân

Câu 3: Phát triển bền vững và định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam
I. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Nhân tố kinh tế
- Tác động trực tiếp đến hoạt động sxkd : vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, KHCN và các tổ chức kinh tế
- Các nhân tố phi kinh tế: tác động gián tiếp nhưng đôi khi rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế. Cụ thể như: kinh tế chính trị, chủ trương, dân tộc, tôn giáo, đoàn kết, trình độ văn hóa

II. Phát triển bền vững
- Khái niệm: là quá trình phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ tồn tại nhưng không làm tổn thương khả năng đáp ứng như cầu của thế hệ tương lai.
- Là sự phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hòa của 3 mặt phát triển: phát triển kinh tế bền vững – phát triển xã hội bền vững - bảo vệ môi trường bền vững.
- Tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững:
+ Phát triển môi trường bền vững:
→ tỷ lệ khai thác nhỏ hơn tỷ lệ tái sinh
→ tỷ lệ phát thải khí cac-bô-nic < khả năng đồng hóa môi trường
→ tài nguyên hữu hạn phải sử dụng hạn chế chờ tiến bộ KHKT

+ Phát triển riêng lẻ → Phát triển hài hòa → Phát triển cân đối (xảy ra hiện tượng tận dụng tài nguyên + hiệu ứng nhà kính) → phát triển bền vững

III. Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế
- Phát triển nhanh hiệu quả-bền vững: tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xh, môi trường
- Thực hiện và đa dạng hóa các hình thức phân phối: phân phối theo lao động theo lao động là chủ yếu. Đồng thời, dựa vào ảnh hưởng của các nguồn lực khác
- Khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Nhà nước lấy hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường để làm thước đo hiệu quả phát triển kinh tế

IV. Các giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã  hội
- Nhà nước tạo lập môi trường thông thoáng, bình đẳng về mặt pháp lý; ổn định về tâm lý xã hội để thu hút đầu tư
- Hoàn thiện chính sách tiền lương và thu nhập
- Xây dựng kết cấu hạ tầng
- Tăng cường công tác đào tạo: nhằm tăng hấp thu năng lực kinh tế
- Tiến bộ xã hội – công bằng xã hội: là sự phát triển toàn diện của con người – sự phù hợp vai trò thực tiễn với cá nhân đối với địa vị của họ trong đời sống xã hội.

Câu 4: Ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường có ưu điểm và có khuyết tật
+ Ưu thế của cơ chế thị trường
Þ    Cơ chế thị trường do có động cơ lợ nhuận nên làm cho nền kinh tế trở nên năng động và phát triển
Þ    Cơ chế thị trường đảm bảo cho cả người sx và người tiêu dùng được hoàn toàn tự do và lựa chọn để quyết định lợi nhuận cho mình
Þ    Cơ chế thị trường sàn lọc sản phẩm , doanh nghiệp và người lao động, thông qua nó mà tuyển chọn đào tạo những nhân tố ưu việt góp phần tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

+ Khuyết tật của cơ chế thị trường
Þ    Do có động cơ lợi nhuận nên cơ chế thị trường điều tiết các quan hệ kinh tế một cách tự phát nên dễ làm mất cân đối và lâm vào khủng hoảng
Þ    Các nhà quản lý doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà ít quan tâm giải quyết các vấn đề xh
Þ    Cơ chế thị trường làm phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xh gia tăng và lối sống chạy theo đồng tiền.

-          Cơ chế thị trường luôn luôn tăng cường vai trò quản lý nhà nước để phát huy ưu thế và hạn chế khuyết tật.

I. Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về kinh tế thị trường
- Định nghĩa: KTTT là KT hàng hóa phát triển ở trình độ cao khi mọi yếu tố đầu vào đầu ra của sản xuất hàng hóa đều thông qua thị trường, mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thông qua quan hệ hàng hóa và tiền tệ.
- Đặc trưng của nền KTTT
+ Thông qua thị trường để phân bổ các nguồn lực
+ KTTT hoạt động theo một hệ thống quy luật khách quan
+ Mọi hàng hóa và dịch vụ đều được tự do lưu thông trên thị trường
+ Chống bán phá giá, chống độc quyền, chống chính sách bảo hộ
+ KTTT luôn luôn tăng cường vai trò quản lý nhà nước

2. Mô hình KTTT của thế giới
- KTTT tự do cạnh tranh
+ Đây là đặc trưng của nền kinh tế nước Mỹ được xây dựng trên lý thuyết Ăng-glô-sắc-xông. Các doanh nghiệp phải thông qua thị trường để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
- Mô hình KTTT định hướng xã hội
+ Mô hình này gồm có hai nước CH Thụy Điển và CH LB Đức
+ Mô hình này xem KTTT chỉ là  điều kiện cần không phải là điều kiện đủ
+ Vì KTTT chỉ giải quyết được vấn đề KT, không thể giải quyết được vấn đề tiến bộ và công bằng XH
- Mô hình KTTT gắn với chương trình phát triển của nhà nước
+ Mô hình này gồm 4 nước: Malay, Sing, Hàn , Nhật
+ Mô hình xem KTTT chỉ có thể phát huy hiệu quả của mình khi  nó được gắn với các chương trình phát triển quốc gia
+ Những chương trình về KT, XH
- Mô hình KTTT Trung Quốc
+ Cũng thông qua thị trường để phân bố nguồn lực
+ Lấy hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể giữ vai trò chủ đạo
+ KTTT Trung quốc đặt dưới sự quản lý của nhà nước TQ
+ Chống độc quyền, chống bán phá giá, xây dựng hệ thống chữ tín
+ KTTT Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi mới ở giai đoạn đầu
II. Thị trường và cơ chế thị trường
1. Thị trường
- Thị trường là nơi người mua người bàn gặp nhau để thỏa thuận với nhau về giá cả khôi lượng hàng hóa và dịch vụ
- Thị trường theo nghĩa hẹp nhất đó chính là cái chợ nó có 3 đặc điểm như sau:
+ Chợ gắn liền với địa danh
+ Chợ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì thế lấy khách hàng làm thượng đế
+ Chợ thỏa mãn những nhu cầu có khả năng thanh toán
- Thị trường theo nghĩa rộng nhất đó chính là sở giao dịch nó cũng có 3 đặc điểm:
+ Bao giờ nó cũng thông qua một bản hợp đồng kinh tế
+ Bảng hợp đồng được quy định các điều khoản các bên đều phải được thi hành
+ Nếu một bên không thực hiện hợp đồng thì phải nhờ đến cơ quan pháp luật

- Cách phân chia thị trường ở nước ta hiện nay, có 5 loại thị trường
+ Thị trường hàng hóa và dịch vụ
+ Thị trường tài chính-tiền tệ-đầu tư
+ Thị trường khoa học và công nghệ
+ Thị trường bất động sản
+ Thị trường sức lao động
 - Là vai trò của thị trường
+ Thị trường là nơi thực hiện (thừa nhận) giá trị của hàng hóa
+ Thị trường cung cấp thông tin chính xác đầy đủ kịp thời cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, vừa chính xác, vừa kịp thời, vừa đầy đủ
+ Thị trường là điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống con người

2. Cơ chế thị trường
- Cơ chế nói chung là nguyên tắc, là chế độ hoạt động
- Cơ chế kinh tế là sự tác động của cơ quan thẩm quyền đến các công cụ biện pháp, chính sách để tác động vào nền kinh tế quốc dân, để thực hiện được mục tiêu quản lý
- Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản vận động với sự chi phối của hệ thống quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận
+ Vận động với sự chi phối với hệ thống quy luật: giá trị, cung cầu, cạnh tranh
+ Môi trường: cạnh tranh, giá cả nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Thực chất của cơ chế thị trường là thông qua thị trường để giải quyết 3 vấn đề: sản xuất cái gì?, sx cho ai?, sx như thế nào?

Câu 5: Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
1. Quan điểm của nhà nước ta về nền KTTT
- Quan niệm trước kia:
+ Xem KTTT là sp của CNTB
+ Là cái đối lập với CNXH
+ Nên trong thực tế ta chỉ duy trì nền sx tự cung tự cấp
- Ngày nay
+ KTTT là thành quả của nền văn minh nhân loại
+ Nó không đối lập với CNXH
+ Nó là quy luật khách quan để chuyển từ nền sx nhỏ lên nền sx lớn

2. Định hướng XHCN
- KTTT không chỉ tồn tại ở VN mà tồn tại ở nhiều quốc gia trên TG và có nhiều mô hình KTTT
- Để phát triển KTTT VN phải định hướng XHCN
- Có 4 đặc trưng định hướng
+ Về mục tiêu: KTTT định hướng XHCN phải phát triển llsx và nâng cao đời sống của nhân dân hay nói cáh khác phải phục vụ cho mục tiêu của CNXH dân giàu nước mạnh, xh dân chủ công bằng, văn minh
+ Về chế độ sở hữu và KT nhiều thành phần: KTTT định hướng XHCN lấy sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể giữ vai trò nền tảng làm vai trò nền tảng, lấy thành phần KTNN giữ vai trò chủ đạo
+ Về chế độ quản lý: KTTT định hướng XHCN đặt dưới sự quản lý của NN thông qua cương lĩnh, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển

+ Về chế độ phân phối: KTTT định hướng XHCN lấy hình thúc phân phối theo lao động là hình thức chủ yếu, đồng thời kết hợp hiều hình thức phân phối khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét